Pages

Hiển thị các bài đăng có nhãn Book-Life. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Book-Life. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 6, 2011

Sách 1: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói


Quyển đầu tiên mình review, "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Đây là cuốn sách do bạn mình, TrườngLX, đang làm cộng tác viên cho một nhà sách giới thiệu và cho mình mượn đọc, hi, mấy tuần rồi chưa trả.

Ban đầu, đó là một cuốn sách hay về nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong thời buổi giao tiếp làm nền này (mặc dù, đây là sách dịch nên văn hóa cư xử của phương Tây có khác đôi chút so với xã hội mình đang tiếp xúc). Sách gồm một số chương nói về cách sử dụng từ ngữ tích cực (chương XX), cách nâng cao giá trị bản thân qua lời nói (chương YY),

Một khía cạnh nào đó, nếu dùng những câu mang tính khẳng định vấn đề sẽ tốt hơn một câu phủ-định-để-khẳng-định. Trong sách có nói một ví dụ, có một va chạm giữa 2 người:
A: Anh đã ném nó vào tôi. (nó ở đây là tờ 10$)
B: Tôi không ném nó. Đó là do gió thổi! (sự thật đúng là gió thổi)
Sau đó là một hồi cãi nhau, cuối cùng, cả 2 chỉ mang nỗi bực dọc vào người. Người ta đề xuất thế này, nếu B nói "Xin lỗi, chỉ là do gió thổi", thì chắc chắn rằng, cả hai sẽ nở nụ cười khi tạm biệt nhau. Vậy đấy, khẳng định một điều chắn chắn, thì tốt hơn là phủ nhận nó để đưa ra sự thật. Tất nhiên rồi, đi đường thẳng (nói luôn ra sự thật) sẽ tốt hơn đi đường vòng (phủ nhận rồi mới đưa ra sự thật).

(continue)

20 thg 6, 2011

Giới thiệu về thú đọc sách

Thư giãn một chút, mình bắt đầu thấy thích đọc sách! Phải chăng vì một người thầy say mê đọc sách (y là Hồ Đồ lãng tử), phải chăng vì một cậu bạn cũng đang say mê đọc sách và rủ rê mình, và phải chăng, tiềm thức trong mình trỗi dậy sau nhiều năm ngủ mê!
Xưa, khi còn bé, chắc tầm lớp 2 lớp 3 (cái lúc mà bắt đầu đọc thông), mẹ hay mang về nhà cho mình báo thiếu niên. Khi đó, đọc ham tới nỗi đọc đi đọc lại một tờ báo. Cứ mỗi tuần một quyển báo như thế. Được một thời gian thì mẹ mượn về cho mình sách (vì trường mẹ khi đó thư viện lớn, nhiều sách), nói chung là đủ thể loại tạp nham (nói nhỏ, may mà không có cái kiểu sách 18+ như bây giờ, ;)), nhưng chủ yếu là sách văn học và truyện đô-rê-mon (chính vì lý do này nên tới bây giờ, loại truyện tranh dài kỳ duy nhất mà mình đọc là đô-rê-mon), cũng có vài quyển khác (Siêu quậy Teppy, Người máy Hamman, Conan, 1 truyện nữa cực hay về bọn đầu trọc và điệp vụ Nga, chả nhớ tên). Một quyển mà mình nhớ nhất là "Tuyển tập 400 câu chuyện cổ tích", nhưng không phải của thư viện, của 1 cô thực tập sinh ở trường mẹ (chắc bằng tuổi mình bây giờ, nói nhỏ, cô xinh lắm, lại dân Hà Nội nữa, hức, giờ thì chả có cô thực tập sinh nào nữa....). Quyển cổ tích đó đọc sướng mê tơi luôn, dày cộp, mình làm gối ngủ, :), đọc như được rơi vào xứ sở thần tiên ấy!!! Sau đó một thời gian thì mẹ chuyển về trường gần nhà, trường mới nên chẳng có sách, hic, từ đầy chẳng có sách mà đọc. À, phải kể tới nhà ông ngoại nữa, ông mê sách, hồi bao cấp, lương chẳng đủ ăn, nhưng tháng nào ông cũng tiết kiệm mua được một cuốn sách. Hồi đó mẹ cũng ra mượn ông mấy quyển, "Đất nước Angiép" (quyển này khó hiểu, vì toàn số với căn bậc 2, lớp 3 thì bít gì cái này), "Chú bé Ticolo" (quyển này cũng không đọc hết, vì dày quá, :( ). Sách của ông, mình đọc được mỗi "sự tích tây nguyên","số đỏ" (:)).
Cấp 2 thì không động tới sách nữa....
Cấp 3 gặp 2 đứa bạn, thích đọc sách kiểu Hạt giống tâm hồn nên mình cũng đọc cùng, thấy cũng hay, chiêm nghiệm và ....teen.
Đại học, chẳng còn đọc sách nữa, thành phố nhiều điều thú vị hơn....
Và giờ đây, cám ơn TrườngLX đã khơi lại thói quen đã bị bỏ lâu quá rồi của mình. Thực sự, cám ơn cậu nhiều!
Mình sẽ cố gắng đọc và note những gì mình cảm nhận được ở từng cuốn sách, để không bị phôi pha, quên lãng về sau!